8 vật liệu bền vững thông dụng bạn không ngờ tới
Thiết kế của KTS có bền vững hay không đều phụ thuộc vào những quyết định ban đầu, với vật liệu xây dựng mà họ lựa chọn. Những công nghệ tới xuất hiện mang lại nhiều phương thức mơi để kết hợp những vật liệu có sẵn vào công trình, giúp công trình tiết kiệm năng lượng và gia tăng đặc tính của cấu trúc. Danh sách dưới đây tổng hợp 8 vật liệu thông dụng đảm bảo tính bền vững cho công trình mà có lẽ bạn không hề ngờ tới.
Khái niệm ‘tính bền vững’ đã ăn sâu vào tiềm thức của các KTS ngay từ những ngày đầu. Ý thức được trách nhiệm của mình với Trái Đất và thế hệ tương lai, các KTS luôn cố gắng xây dựng những công trình thân thiện với môi trường vì Trái Đất và thế hệ tương lai – từ những tấm pin mặt trời tới cửa sổ ba lớp kính.
1. Cây gai dầu
Cây gai dầu được dùng để chế tạo vật liệu ốp tường và cách nhiệt tự nhiên, được gọi là Hempcrete. Trộn sợi gai dầu ướt với vôi sẽ tạo nên hempcrete cho các thiết bị cố định hoặc thêm vào khung gỗ hay bê tông làm chức năng cách điện. Hempcrete góp phần giảm tải lượng khí thải carbon, cây gai dầu cũng có nhu cầu tưới nước và sản phẩm hóa học thấp, thế nên được trồng rộng rãi trên thế giới.
2. Nút bần
Nút bần hiện đang là một vật liệu tự nhiên hiệu quả góp phần xoa dịu mối quan ngại về môi trường hiện nay. Chúng được thu hoạch bằng cách tước vỏ những cây sồi, sau đó được nén dưới áp suất và nung nóng để trở thành nút bần bảo vệ chai rượu và ốp tường. Cây sồi sẽ mọc lại, thế nên nút bần cũng dễ dàng có được. Đây là loại vật liệu không thấm nước, cách điện và chịu lửa khá tốt.
3. Nhựa tái chế
Tương tự với Hempcrete, nhựa tái chế là vật liệu có thể được trộn chung với bê tông để giảm đi trọng lượng tổng thể của bê tông nhưng vẫn đảm bảo được tính bền vững. Đồng thời, việc sử dụng chất thải làm cốt liệu trong xi mặng cũng góp phần giảm thiếu ứ đọng khu rác thải và có thể thay thế được những loại cốt liệu thông thường cần phải khai thác.
4. Rơm
Rơm là một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất được biết đến, và đang trở nên phổ biến trở lại trong thời gian gần đây, đặc biệt tại vùng Scandinavia. Các túi khí bên trong cọng rơm có khả năng cách nhiệt, đảm bảo công trình ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Đồng thời, rơm cũng là vật liệu xây dựng phân hủy sinh học, dễ dàng thu hoạch và trồng lại.
5. Bụi thép
Bụi thép có thể được sử dụng để tạo ra loại bê tông có khả năng chịu đựng lực nén cao trước khi bị phá vỡ và linh hoạt hơn so với bê tông tiêu chuẩn, giúp chống lại địa chấn như động đất hoặc hoạt động công nghiệp. Với tên gọi Ferrock, bụi thép còn có thể có thể hấp thụ chất độc cacbon dioxide ở dạng khô, giảm thiểu được lượng lớn khí độc thải ra môi trường.
6. Len
Len vốn được sử dụng như một vật liệu cách nhiệt trong ngành xây dựng, thêm len vào polymer tự nhiên có trong rong biển vào gạch, độ cứng của gạch sẽ tăng lên 37%. Những viên gạch này khô cứng nên không cần phải nung như gạch truyền thống, góp phần tiết kiểm năng lượng. Thêm vào đó, những viên gạch được trộn len này có khả năng chống lại khí hậu ẩm và lạnh, thường được thấy ở Anh.
7. Tro
Một giải pháp thay thế hữu hiệu cho xi măng truyền thống là sử dụng tro bay (ashcrete) – sản phẩm phụ của than đốt. Phương pháp này có thể tạo ra một loại bê tông bao gồm 97% nguyên liệu tái chế, giảm thiểu đáng kể chi phí. Thêm tro vào hỗn hợp vật liệu cũng tăng độ cứng và độ bền của bê tông, giảm hiểu độ thẩm thấu, tạo nên một vật liệu bền vững.
8. Ngô
Từng được sử dụng trong công trình mang tên Ecological Pavilion của công ty St Andre-Lang Architectes, ngô phủ kín các bức tường và mang chức năng như một vật liệu cách nhiệt. Dù đây không phải biện pháp thiết thực nhất, nhưng điều này cho thấy khả năng sử dụng vật liệu thay thế bền vững hơn khi KTS vận dụng được trí tưởng tượng.
Nguồn: Kiến Việt
Leave a Reply